Những lý do nên cập nhật phần mềm cho iPhone
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên, vào lúc 10 giờ sáng 7.3, giá vàng miếng SJC sụt giảm khi niêm yết mua vào 90,7 triệu đồng, bán ra 92,7 triệu đồng, giảm 300.000 đồng so với ngày hôm qua. Các công ty kinh doanh vàng như PNJ, Doji… niêm yết mua bán vàng miếng bằng giá với Công ty SJC. Chênh lệch mua bán vàng miếng tiếp tục giữ ở mức 2 triệu đồng/lượng.Tương tự, vàng nhẫn 4 số 9 tại Công ty SJC cũng giảm giá mua vào 90,7 triệu đồng, bán ra 92,7 triệu đồng. Trong khi đó, Công ty PNJ giảm 200.000 đồng khi mua vào còn 91,5 triệu đồng, bán ra giữ nguyên 92,9 triệu đồng; Tập đoàn Doji mua vào 91,4 triệu đồng, bán ra 93 triệu đồng/lượng; Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vào 91,6 triệu đồng và giảm 100.000 đồng ở chiều bán ra, xuống 93,1 triệu đồng... Vàng nhẫn tại các công ty bán ra tiếp tục cao hơn vàng miếng từ 300.000 - 400.000 đồng/lượng.Giá vàng thế giới tăng 4 USD, lên mức 2.908 USD/ounce. Nhà đầu tư có phần yên tâm sau khi thông báo từ Nhà Trắng về việc hoãn thuế 1 tháng đối với các nhà sản xuất ô tô bán ô tô tuân thủ Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA). Thông báo này đã mang lại cho nhà đầu tư hy vọng rằng các khoản thuế mà Tổng thống Donald Trump công bố sẽ được hoãn thêm, từ đó giảm bớt tác động dự kiến đối với nền kinh tế Mỹ.Có nguy cơ bị lừa khi thanh toán bằng mã QR nếu không chú ý điều này...
Sáng 13.3, báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%". TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định thể chế là nhân tố quyết định thành bại của một quốc gia. Từ năm 2011, thể chế đã trở thành rào cản, là điểm nghẽn của phát triển kinh tế. Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó thể chế là một trong ba khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta chưa tạo ra được đột phá thực sự, khiến thể chế trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Mặc dù lựa chọn chiến lược là đúng đắn nhưng cách thức thực hiện lại chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng bế tắc. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra vấn đề này. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên tư duy "hiểu đến đâu thì cho làm đến đó", quản không được thì cấm. Tư duy này đã tạo ra nhiều quy định, nhiều công cụ quản lý và hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển cũng như đặt người dân và doanh nghiệp đứng trước rủi ro pháp lý rất lớn. Chi phí tuân thủ được tính toán cũng không thấm gì so với chi phí cơ hội bị mất, một dự án kéo dài 3-7 năm là chi phí cơ hội rất lớn. "Chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng ta có thời điểm thuận lợi như vậy. Chúng ta có những thảo luận cởi mở, không có hạn chế gì về cải cách thể chế. Phải được nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như thế. Đảng và Trung ương đã chọn bộ máy là khâu đột phá về thể chế. Điều này cho thấy việc tinh gọn bộ máy, tinh gọn con người là cho thấy con người là khâu quyết định về thể chế, quyết định chất lượng hiệu lực của thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia", TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.Vị chuyên gia này lý giải thêm, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tinh gọn về bộ máy, sẽ có một cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật. Theo quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm là cùng một nội dung, cùng một vấn đề thì chỉ nên quy định 1 luật duy nhất. Điều này làm giảm đi rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh mà tự do an toàn là vấn đề số 1 để phát triển kinh doanh. Quốc hội không nên đặt KPI là số lượng luật được ban hành mà nên đo lường bằng số lượng bao nhiêu luật được loại bỏ. TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Để lựa chọn bộ máy tốt nhất, con người phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi đó, hiệu năng, hiệu quả và hiệu lực mới được nâng cao, từ đó thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cũng cho biết, ông cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiên cường, khi đứng trước áp lực thì mới nỗ lực vượt qua được. Năm 1986, áp lực của chúng ta là tình trạng nghèo đói và không có cách nào khác ngoài việc phải đổi mới để vượt qua. Hiện nay, áp lực đến từ thông điệp rất rõ ràng của Tổng Bí thư: Nếu chúng ta không đạt được mức tăng trưởng hai con số thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển có trình độ cao. Khi đó, chúng ta không còn lợi thế dân số vàng, rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”."Tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không thực hiện được, chúng ta sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn. Đây là vấn đề phải làm cho được, song song tổ chức lại bộ máy hành chính chính quyền địa phương 2 cấp phải phân cấp phân quyền cho địa phương mạnh hơn, địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới là cách mạng đúng nghĩa, tạo thể chế tinh gọn đúng nghĩa", TS Trần Du Lịch phát biểu.TS Trần Du Lịch:Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ tăng thêm khoảng 38 - 40 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14 - 15 tỉ USD nhưng đây là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Đầu tư công chỉ là một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cũng là một nguồn đầu tư lớn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương khoảng 2,5 triệu tỉ đồng bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn.
Mẫu nhí trổ tài biểu diễn nghệ thuật và thời trang
Sáng qua 18.3, đội tuyển U.22 VN đã có mặt tại Trung Quốc để chuẩn bị bước vào chinh chiến tại giải đấu giao hữu CFA Team China 2025.Sáng 19.3, đội đã có buổi tham quan sân Trung tâm Thể thao Olympic Diêm Thành - nơi sẽ diễn ra các trận đấu tại giải bóng đá U.22 quốc tế CFA Team China 2025. Do Ban tổ chức giải không sắp xếp cho các đội tập làm quen sân thi đấu để bảo dưỡng mặt cỏ, nên đây là hoạt động cần thiết nhằm giúp các cầu thủ có cảm quan trực quan hơn về địa điểm thi đấu.Do HLV Kim Sang-sik bận làm việc với đội tuyển quốc gia, nên đội tuyển U.22 được giao cho HLV Đinh Hồng Vinh dẫn dắt. Tại Trung Quốc, U.22 VN chạm trán với các đối thủ rất chất lượng: U.22 Trung Quốc, U.22 Hàn Quốc và U.22 Uzbekistan.Theo lịch thi đấu, U.22 VN đá trận ra quân gặp U.22 Hàn Quốc lúc 14 giờ 30 ngày 20.3. Vào 18 giờ 35 ngày 23.3, thầy trò HLV Đinh Hồng Vinh đối đầu U.22 Uzbekistan. Ở trận hạ màn diễn ra lúc 18 giờ 35 ngày 25.3, các chàng trai VN sẽ so tài với chủ nhà U.22 Trung Quốc.Các trận đấu tại CFA Team China 2025 không chỉ đơn thuần mang tính chất giao hữu, mà nằm trong kế hoạch dài hạn của Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), đã được xây dựng lộ trình từ sớm để U.22 VN có sự chuẩn bị tốt nhất cho vòng loại U.23 châu Á 2026 (tháng 9.2025) cũng như SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm."Tiếp nối đợt tập trung trong tháng 9.2024, U.22 VN đặt mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2025, đặc biệt là hướng đến vòng loại U.23 châu Á 2026 và SEA Games 33. Toàn đội đang nỗ lực để có sự kết dính tốt nhất, tạo nên một tập thể mạnh mẽ. Tôi đã làm việc với HLV trưởng Kim Sang-sik trong thời gian qua. Chúng tôi chú trọng việc duy trì triết lý xuyên suốt từ đội tuyển quốc gia xuống U.22 VN. Các giáo án, bài tập đã được ban huấn luyện thống nhất, đảm bảo sự đồng bộ giữa 2 đội tuyển", quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh nhấn mạnh.Ban đầu, thành phần U.22 VN có 26 cầu thủ được triệu tập. Tuy nhiên, tiền đạo Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nên U.22 VN sang Trung Quốc với 25 cầu thủ. Trong số này, 2 cầu thủ Việt kiều được trao cơ hội là Andrej Nguyễn An Khánh (trở về từ CH Czech) và Viktor Lê (đang khoác áo CLB Hà Tĩnh ở V-League). Nếu Andrej An Khánh từng được gọi dưới thời HLV tiền nhiệm Philippe Troussier thì đây mới là lần đầu tiên Viktor Lê xuất hiện trong màu áo đội tuyển. Đây là điều mà tiền vệ mang 2 dòng máu Việt - Nga rất chờ đợi, kể từ khi anh nhận quốc tịch VN vào tháng 1.2025.Andrej Nguyễn An Khánh sinh năm 2005, sẽ là cầu thủ trẻ đầy tiềm năng. Trong khi đó, Viktor Lê năm nay 22 tuổi (đúng độ tuổi dự SEA Games) là cái tên nhận được sự kỳ vọng lớn từ giới mộ điệu. Anh có lối đá kỹ thuật và tư duy chiến thuật tốt. Yếu tố chính giúp Viktor Lê lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik và các cộng sự là anh đã tạo được dấu ấn ở sân chơi bóng đá cao nhất VN. Tiền vệ Việt kiều là một trong những mắt xích quan trọng, góp phần giúp CLB Hà Tĩnh gây ấn tượng mạnh với chuỗi 13 trận bất bại suốt giai đoạn lượt đi của V-League mùa giải 2024 - 2025. Việc được cùng U.22 VN sang Trung Quốc "thử lửa" với các đối thủ mạnh là cơ hội để các cầu thủ Việt kiều nói chung và Viktor Lê nói riêng chứng minh năng lực, ghi điểm trước ban huấn luyện.Tuy nhiên, hạn chế của các cầu thủ Việt kiều là khả năng thích nghi. Chưa nói đến những khía cạnh khác như văn hóa, lối sinh hoạt…, yếu tố cần nhất để các cầu thủ Việt kiều có thể hòa nhập tốt chính là vốn tiếng Việt. Viktor Lê từng bày tỏ: "Hạn chế về ngôn ngữ là điểm mà tôi cần cải thiện nhiều. Thời gian qua, tôi cố gắng trò chuyện nhiều hơn với các đồng đội trong CLB và tìm giáo viên dạy tiếng Việt".
Sáng hôm qua, giá cà phê Tây nguyên giảm hơn 5.000 đồng/kg. Xu hướng giảm giá liên tục được cập nhật khiến tổng mức giảm trong cả ngày lên đến khoảng 10.000 đồng/kg. Đến sáng nay, giá cà phê giảm thêm 3.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Đắk Nông và Đắk Lắk đạt 119.000 đồng/kg, Gia Lai 117.500 đồng/kg, Kon Tum và Lâm Đồng 117.000 đồng/kg.
30 CLB eSports được hỗ trợ số tiền '6 con số' từ Esports World Cup
Đáp lại sự yêu thương của người hâm mộ, Hiền Thục trình làng 2 MV Sau này và Ngày này năm ấy ngay mùng 1 tết. Đây là sản phẩm âm nhạc được nữ ca sĩ cùng ê kíp lên ý tưởng từ trước, thực hiện kỹ càng và “để dành” ra mắt đúng ngày đầu năm như một món quà gửi tặng những người yêu mến mình. Cả 2 ca khúc được Hiền Thục phát hành có giai điệu êm đềm, đúng với phong cách của nữ ca sĩ trong mắt người hâm mộ. Sản phẩm có sự xuất hiện đặc biệt của Bờm - chú chó nhỏ là người bạn đồng hành của giọng ca 8X. Thông qua MV, Hiền Thục mong muốn giới thiệu đến công chúng vẻ đẹp của đất nước. “Dù chỉ là cánh rừng thông, biển hoa vàng hay đơn giản là biển xanh, cát trắng nhưng đều thấm phong vị riêng mà chỉ ở Việt Nam mới có… Đây là điều mà Hiền Thục muốn nhắn gửi tới những khán giả của mình”, nữ ca sĩ nhấn mạnh.Với MV Sau này, nữ ca sĩ lột tả những cảnh đẹp tại hòn đảo Phú Quý. Bên cạnh những cung đường thoáng đãng, với tiếng sóng vỗ rì rào…, cô và ê kíp còn tái hiện cuộc sống bình yên của người dân địa phương trong sản phẩm âm nhạc mới.Còn với Ngày này năm ấy, giọng ca 8X chọn Đà Lạt để ghi hình, truyền tải thông điệp: “Trong cuộc đời cần có những khoảnh khắc, những sự kiện để giúp mỗi người trưởng thành, có thêm những khoảng an yên đối mặt với tương lai rộng dài phía trước”. Hiền Thục nói lý do chọn ngày đầu năm để ra mắt MV vì mong muốn mang đến khởi đầu mới tốt đẹp cho mọi người. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm để cô bắt đầu cho một chuỗi dự án dài, là dịp để khởi sắc cho cảm xúc âm nhạc bấy lâu. Nói về việc im ắng thời gian qua, cô bày tỏ: "Tôi vẫn đi hát, vì hát là lẽ sống, chỉ là tôi chọn bình lặng hơn...".